Cảm ơn bạn đã theo dõi video. Cùng admin của kênh #tuchula tìm hiểu 5 công dụng rất quý đối với sức khoẻ con người của cây tầm bóp, một loại cây mọc hoang có nhiều ở Việt Nam.

Mô tả về cây tầm bóp
1. Đặc điểm thực vật
• Thân cây: Cây thân thảo, chiều cao trung bình dao động từ 50 – 90 cm. Trên thân có nhiều cành và thường mọc rủ xuống
• Lá: Lá cây tầm bóp màu xanh, hình bầu dục, dài cỡ 0,3cm và rộng 0,2 – 0,4 cm. Các lá mọc theo kiểu so le, nối liền với thân bằng một cuống lá dài cỡ 0,15 – 0,3 cm. Lá có thể chia thùy hoặc không.
• Hoa: Tầm bóp ra hoa màu trắng, nhụy vàng, có 5 cánh. Cuống hoa mảnh, mọc đơn độc. Đài hoa hình chuông, màu xanh, bao phủ lớp lông tơ mịn ở bên ngoài. Một số hoa có thể có những chấm tím ở gốc.
• Quả: Loại cây này cho ra quả quanh năm. Quả mọng, hình tròn, bề mặt nhẵn. Khi còn nhỏ, quả thường có màu xanh nhưng lúc chín thì chuyển sang màu đỏ hoặc cam . Bên ngoài quả có một lớp đài bao trùm bên ngoài giống như một cái túi bảo vệ, khi bóp vỡ có tiếng kêu lốp bốp. Trong mỗi quả đều chứa nhiều hạt nhỏ li ti, hình thận.
2. Bộ phận dùng
Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng được, bao gồm rễ, thân, lá, quả.
3. Thu hái, và sơ chế
Cây tầm bóp được thu hái bất kì thời điểm nào trong năm. Dược liệu thu về được dùng dưới dạng tươi hoặc phơi khô tích trữ dùng dần.
4. Bảo quản
Tầm bóp sau khi được phơi khô nên cho vào trong bọc hoặc hộp kín, bảo quản nơi thoáng mát. Việc để thuốc ở khu vực ẩm ướt như gần nơi rửa chén, trong nhà tắm… có thể khiến tầm bóp khô bị ẩm ướt, nhiễm nấm mốc và vi khuẩn.
5. Thành phần hóa học
Phân tích trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã ghi nhận được nhiều thành phần hóa học có trong thân và quả cây tầm bóp. Cụ thể như sau:
– Trong cây:
• Physalin A-D, F, L-O
• Physagulin A-G
• Các alcaloid
– Trong quả tầm bóp:
• Nước
• Chất béo
• Chất xơ
• Protein
• Đường
• Cacbohydrat
• Vitamin C
• Các khoáng chất: Lưu huỳnh, sắt, kẽm, magie, canxi, photpho, clo, natri
Vị thuốc tầm bóp
1. Tính vị
• Cây tầm bóp: Không chứa độc, vị đắng, tính mát
• Quả tầm bóp: Tính bình, vị chua nhẹ
2. Quy kinh
Quy vào kinh Tâm, Bàng quang
3. Tác dụng dược lý và chủ trị
Theo Đông y, cây tầm bóp có công dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, chỉ khái, lợi thấp, tán kết. Dược liệu này thường được y học cổ truyền dùng làm thuốc lợi tiểu và chủ trị các chứng bệnh cảm sốt, tiểu đường, viêm họng, khan tiếng, ho khan hoặc ho có đờm, thủy đậu, ban đỏ, nóng trong, nôn ói, sưng đau yết hầu, bệnh tay chân miệng.
Nghiên cứu từ trường đại học Houston – Mỹ cho thấy các chất Physalin A-D, F, L-O và Physagulin A-G có tác dụng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư ở các cơ quan như gan, phổi, cổ tử cung hay vòm họng. Đồng thời các chất này cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.
Ăn quả tầm bóp giúp bổ sung vitamin C ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Scorbut. Căn bệnh này có biểu hiện chính là chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da hoặc lâu lành tổn thương do cơ thể thiếu hụt vitamin C.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra cây tầm bóp có những tác dụng như kháng khuẩn, giảm lượng đường trong máu, hạ huyết áp, chống co thắt, chống nấm, chống đông máu…
Tìm kiếm thêm #congdungcaytambop

Đăng ký kênh Tu Chu La: để nhận nhiều video chia sẻ cách chữa bệnh miễn phí khác.

Có thể bạn quan tâm:
– Cách chữa đau nhức xương khớp bằng uống nước rễ cây xấu hổ:
– Chữa đau nhức xương khớp bằng 3 quả khế:
– Chữa mất ngủ bằng dầu gió:
– Tự chữa đau lưng do THOÁI HOÁ cột sống GAI CỘT SỐNG:
– Chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt:

Theo dõi kênh trên:
Blogger:
Fanpage:
Twitter:

source: https://jablonec-krkonose.com/

Xem thêm các bài viết về Sức Khỏe: https://jablonec-krkonose.com/category/suc-khoe/