Bạn đang hứng thú với công việc chăm sóc khách hàng nhưng chưa biết cách làm sao để tìm việc thành công, hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để đưa ra được lời giải đáp nhé!

Cẩm nang tìm việc làm chăm sóc khách hàng thành công!

1. Tìm hiểu rõ nghề trước khi tìm việc chăm sóc khách hàng

Thuật ngữ nghề “chăm sóc khách hàng” dường như đã xuất hiện khá là nhiều rồi, mục đích là để tăng được hiệu quả kinh doanh. Nghe đến tên nghề thì các bạn cũng biết được công việc của vị trí này chính là thực hiện các công việc chăm sóc khách hàng, họ chính là cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp, duy trì các mối quan hệ với khách hàng truyền thống.

Tóm lại, chăm sóc khách hàng là những dịch vụ mà bạn cung cấp cho khách hàng, trước và sau khi họ mua hàng. Bạn thực hiện những điều này với mong muốn mang lại cảm giác thoải mái nhất cho khách hàng của mình. Luôn coi khách hàng là những “thượng đế”, vậy thì mới có thể giữ chân được họ.

Tuy nhiên các bạn cũng cần phải phân biệt rõ nhân viên hỗ trợ khách hàng với nhân viên chăm sóc khách hàng trước khi tìm việc chăm sóc hàng. Mặc dù cùng chung mục đích là tăng trưởng và phát triển công ty/ doanh nghiệp nhưng cách thức cũng như nhiệm vụ công việc khác nhau. Nhân viên hỗ trợ khách hàng là giải quyết các vấn đề liên quan đến khắc phục sự cố, phát sinh khác của khách hàng.

2. Cơ hội tìm việc làm chăm sóc khách hàng

Với cơ chế nền kinh tế phát triển như hiện nay thì các doanh nghiệp/ công ty/ tổ chức mọc lên khá là nhiều và họ cạnh tranh nhau không chỉ bằng chiêu thức giá thành mà còn cả cách chăm sóc khách hàng cũ để duy trì quan hệ và từ đó tạo được tệp khách hàng truyền thống góp phần tăng được doanh thu.

Đặc biệt là những tổ chức có hoạt động kinh doanh về dịch vụ, họ sẽ phải có hẳn một bộ phận chăm sóc khách hàng và cũng khắt khe hơn trong việc chăm sóc khách hàng và đây cũng là yếu tố then chốt để xây dựng thương hiệu của riêng họ và củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Đây cũng chính là cơ hội rộng mở và có nhiều lựa chọn công việc cho các bạn đang muốn tìm việc chăm sóc khách hàng.

Cơ hội tìm việc làm chăm sóc khách hàng

3. Cẩm tìm việc làm chăm sóc khách hàng

3.1. Điều kiện cần và đủ khi xin việc chăm sóc khách hàng

– Kiến thức về sản phẩm: Thước đo chính xác nhất để đánh giá sản phẩm dịch vụ chính là hiểu được bản chất sâu sắc của sản phẩm/ dịch vụ bạn đang bán cho họ. Nếu bạn không hiểu gì về sản phẩm thì sẽ không biết cách giải quyết vấn đề của khách hàng khi họ yêu cầu.

– Nắm rõ được những chính sách cũng như hậu đãi của công ty/ doanh nghiệp đối với khách hàng: Vấn đề này tùy thuộc vào từng chỗ sẽ có một quy định khác nhau, nhưng nếu có được những thông tin này thì khả năng bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc khách hàng, vì bất kể một khách hàng nào cũng mong muốn nhận được những dịch vụ tốt và có lợi đối với họ.

– Kiên nhẫn: Đây là một kỹ năng quan trọng của dịch vụ chăm sóc khách hàng, bởi yếu tố này chính là một trong những điều khiến cho khách hàng hài lòng về bạn.

– Quan tâm đến khách hàng, lắng nghe khách hàng: Hãy chú tâm lắng nghe những mong muốn của khách hàng, cung cấp đầy đủ những thông tin khách hàng đang muốn hỏi. Đây cũng chính là những gì doanh nghiệp bạn muốn, vì khi bạn phản hồi khách hàng một cách có tâm nhất thì khách hàng sẽ đánh giá cao doanh nghiệp của bạn.. Khi nhận được những lời phàn nàn hay phản hồi không tốt thì bạn nên tiếp thu và cân nhắc kĩ trước khi đưa ra câu trả lời, vì khi đó khách hàng sẽ biết được bạn tôn trọng họ.

– Xử lý tình huống: Khi gặp phải một số những tình huống xấu phát sinh trong lúc làm việc thì bạn cần phải chủ động đưa ra được những giải pháp xử lý. Như vậy khi làm việc chăm sóc khách hàng bạn sẽ chuyên nghiệp hơn. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của việc chăm sóc khách hàng là luôn phải có sự cân bằng và duy trì được dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất bằng cách xử lý được mọi tình huống có thể xảy ra.

– Khả năng hiểu thấu khách hàng: Bạn ngoài việc phải lắng nghe khách hàng thì bạn cần phải phán đoán được khách hàng đang mong muốn điều gì ở bạn, công ty bạn để từ đó đưa ra được những thông tin phù hợp, chính xác nhất. Tuy nhiên yếu tố này bạn sẽ dần có kinh nghiệm hơn khi trải nghiệm công việc chăm sóc khách hàng thực tế.

3.2. Những kỹ năng cần có khi xin việc chăm sóc khách hàng

– Kỹ năng giao tiếp: Trước tiên bạn cần phải có khả năng truyền đạt, giọng nói nhẹ nhàng, dễ nghe để khách hàng họ nhận được thông tin dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Đây cũng là một kỹ năng cực kỳ quan trọng mà vị trí này phải có để giao tiếp tốt với khách hàng. Nên chú ý khi khách hàng nói để từ đó theo sát được những câu hỏi, nội dung để đánh được đúng điểm khách hàng đang mong muốn.

– Kỹ năng thuyết phục khách hàng: Khi mà đối thủ cạnh tranh của công ty bạn đang ngày càng nhiều thì những sản phẩm, dịch vụ của bạn chưa chắc đã và đang tốt nhất. Chính vì thế mà khả năng thuyết phục khách hàng chính là chìa khóa để bạn thu hút sự quan tâm của khách hàng. Bạn phải làm sao để cho khách hàng thấy rằng sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp cho họ là tốt nhất, hoàn hảo hoặc đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của họ. Bạn có kỹ năng này thì con đường bạn tìm việc nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ thành công đến 50%.

– Khả năng quản lý thời gian hiệu quả: Việc quản lý thời gian là một trong những kỹ năng mà bạn không thể thiếu khi làm nhân viên chăm sóc khách hàng. Bạn có nhiều khách hàng cần phải xử lý nên không thể mất thời gian mãi cho một khách hàng. Hãy đảm bảo rằng bạn biết cách sắp xếp thời gian và mọi khách hàng đều được nhận sự chăm sóc từ bạn.

– Kỹ năng bình tĩnh: nói chính xác là biết kiềm chế bản thân, hãy thật điềm tĩnh cũng như sự khôn khéo khi giải quyết vấn đề trước những tình huống dù là xấu nhất. Một dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo là không để sự nóng giận làm mất khách hàng.

Những kỹ năng cần có khi xin việc chăm sóc khách hàng

3.3. Cách viết CV xin việc làm chăm sóc khách hàng

Trong xu thế thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì các ứng viên thời nay đều viết Cv xin việc làm bằng trực tuyến. Nếu bạn chưa biết viết ở website nào thì các bạn có thể tham khảo tại https://timviec365.vn/ tại đây các bạn có thể dễ dàng tìm được mẫu CV chuyên nghiệp. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm khi viết CV xin việc làm vị trí chăm sóc khách hàng.

– Kinh nghiệm làm việc thực tế: Đây là phần bạn sẽ ghi điểm đối với nhà tuyển dụng, khi bạn viết CV không được bỏ qua mục này, bạn có thể kể ra một vài vị trí công việc đã làm như: tư vấn viên, bán hàng. Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm gì thì bạn cũng có thể điền những kinh nghiệm khác nếu liên quan đến kỹ năng giao tiếp thì càng tốt.

– Kỹ năng thì bạn nên kể các yếu tố phục vụ tốt cho công việc chăm sóc khách hàng như: biết lắng nghe khách hàng, khả năng thuyết phục, thấu hiểu được  tâm lý khách hàng, quản lý thời gian,… hoặc các bạn có thể tham khảo mục trên chúng tôi cũng đã nói đến những kỹ năng bạn cần có khi xin việc làm chăm sóc khách hàng.

– Mục tiêu nghề nghiệp: Bạn nên đưa ra những mục tiêu liên quan đến sự phát triển của công ty. Ví dụ: mong rằng với những kinh nghiệm chăm sóc khách hàng vốn có của tôi có thể được áp dụng và nâng cao hơn để lấy được sự hài lòng của khách hàng. Cùng gây dựng sự phát triển của công ty.

4. Tìm việc làm chăm sóc khách hàng ở đâu?

Ngoài phương pháp tìm việc truyền thống là các bạn vận dụng những mối quan hệ từ người thân bạn bè hoặc trang báo, tạp chí tuyển dụng thì các bạn vẫn có thể sử dụng tìm việc làm trực tuyến tại các trang tìm việc như timviec365.vn. Hoặc các fanpage, group tuyển dụng, website của công ty bạn đang quan tâm để cập nhật những tin tức tuyển dụng của họ.

Mong rằng với những bí quyết chia sẻ ở trên của chúng tôi sẽ giúp các bạn tự tin hơn khi tìm việc chăm sóc khách hàng!