Múa bóng rỗi: là múa hát nghi lễ, vào các dịp lễ hội tại các đền miếu Nam Bộ. Sau việc cúng tế lễ là đến tiết mục múa hát Bóng rỗi. Đi cùng tín ngưỡng thờ bà, nó cũng góp phần tổng hòa giữa các văn hóa Chăm, Hoa, Khmer. Trong quá trình lịch sử mất trăm năm nó đã tích hợp được nghi lễ văn hóa khác như hát theo lối đọc kinh của Đạo Cao Đài, Đạo Phật, từ các sân khấu khác.

Múa bóng rỗi gắn liền với tục thờ nữ thần của nhân dân Nam Bộ, gắn biểu tượng là người có công với dân. Hình tượng của các bà còn chứa đựng để khẳng định vươn lên và giải phóng người phụ nữ, trong xã hội phong kiến vốn bị coi là thấp kém. Việc thờ các nữ thần mang ý nghĩa nhân sinh. Cầu xin bà phù hộ độ trì cho cuộc sống hàng ngày của con người.

Diễn xướng cúng bà gồm các nghi thức: Hát mời chào, ca tụng nữ thần, các điệu múa dâng mâm vàng và trình diễn các kỹ năng khác. Múa hát nhập thần để dâng cúng bà ở cửa đền, cửa miếu. Các trò tạp kỷ như: Mua lưỡi siêu, phun lửa, múa dao, đầu bêu, tung hứng.. tạo nên tính thần bí, nhưng gần gũi cuộc sống hàng ngày. Thể hiện được nét tốt đẹp lành mạnh của tôn giáo, tín ngưỡng. Tại Nam bộ thường có các đền và miếu thờ thần nữ.

Đăng ký kênh & xem thêm tại đây :
• Huỳnh Khoa Fishing:

• Miền Tây Đời Thường :



source: https://jablonec-krkonose.com/

Xem thêm các bài viết về Giải Trí: https://jablonec-krkonose.com/category/giai-tri/