Vì đâu mắc bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản?

Sự tạo thành sỏi thận là kết quả của quá trình lắng đọng các chất trong thận (như canxi, oxalát, phốt phát, axit uric và một số loại khác) hoặc thiếu các chất chống tạo sỏi (citrate và ma giê).
Nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh về thận như các bệnh về nang thận và một số rối loạn chuyển hóa khác cũng dẫn đến sự tạo thành sỏi thận.
Sỏi canxi oxalát cũng có thể được tạo thành ở một số người bị viêm ruột mãn tính hoặc đã trải qua phẫu thuật ruột.
Một số yếu tố ẩm thực liên quan tới nguy cơ thấp mắc sạn thận gồm có dùng nhiều canxi, kali, phytate và dùng ít protein thực vật, natri và sucrose. Ngoại trừ ẩm thực, những yếu tố toàn thân (systemic factors) như chỉ số khối lượng thân hình (body mass index) cao (đặc biệt cho đàn bà) bệnh thống phong (gout) và bệnh cường tuyến cận giáp cũng có ảnh hưởng.

Phòng bệnh

Một khi bệnh nhân đã có nhiều hơn một viên sỏi thận thì tương lai sẽ có thêm sỏi mới. Chính vì vậy, phòng bệnh là rất quan trọng.
Uống đủ nước: Nếu một người có xu hướng có sỏi thận, uống đủ một lượng chất lỏng hàng ngày để có thể sản xuất ít nhất hai lít nước tiểu trong.
Lượng canxi đưa vào cơ thể: Trước đây, người có sỏi thận được khuyên nên tránh ăn uống các sản phẩm từ sữa và các loại thực phẩm giàu canxi khác. Những nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng thực phẩm giàu canxi, bao gồm cả các sản phẩm từ sữa, có thể giúp ngăn ngừa sỏi canxi. Phụ nữ lớn tuổi đang bổ sung canxi để tránh mất xương nên tiếp tục sử dụng.
Lượng oxalát đưa vào cơ thể: Nếu người bệnh có khả năng có sỏi canxi oxalát cao, bác sĩ có thể yêu cầu giảm hoặc tránh một số loại thức ăn nếu lượng oxalat trong nước tiểu bị vượt quá. Thực phẩm có lượng oxalat vừa phải có thể vẫn được sử dụng với một lượng hạn chế.
Lượng Vitamin D đưa vào cơ thể: Bệnh nhân có thể được khuyên tránh các loại thực phẩm có bổ sung vitamin D và một số loại thuốc kháng acid có nguồn gốc canxi.
Lượng thịt ăn hàng ngày: Bệnh nhân có lượng acid trong nước tiểu cao nên giảm thịt, cá và thịt gia cầm bởi các loại thực phẩm này làm tăng lượng acid trong nước tiểu.
Thực phẩm giàu oxalat: Thực phẩm chứa lượng oxalat vừa phải
– Cải bó xôi, rau đại hoàng, củ cải đỏ
– Lạc
– Bánh đậu nành
– Sô cô la
– Trà đen
– Khoai lang – Nho
– Cần tây, ớt xanh
– Quả mâm xôi, dâu tây
– Mứt cam
– Gan

Bị bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản khi nào cần phẫu thuật ?

1. Đái rắt, đái buốt, đái đục, đái mủ tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi.

2. Đau: Đau dữ dội do sỏi niệu quản, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu. Cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

3. Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận – tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.

4. Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu.

5. Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo với triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.

6. Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.

Sỏi thận – tiết niệu, sỏi niệu quản ngoài biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu: đái buốt, rắt, đái ra máu, đái mủ có thể dẫn đến bí đái, viêm thận, bể thận cấp và mạn, ứ nước, ứ mủ bể thận và dẫn đến suy thận. Trong đó suy thận mạn là hậu quả nặng nề nhất của sỏi thận – tiết niệu vì không còn khả năng hồi phục do thận xơ hóa dần.
Riêng đối với bệnh nhân bị Sỏi Niệu quản thì không thể phẫu thuật được, chỉ có thể tán sỏi ngoài cơ thể hoặc uống thuốc nam để đẩy sỏi ra ngoài. Nếu bị Sỏi Niệu quản thì cần chữa trị càng sớm càng tốt, nếu không sỏi sẽ gây tắc nghẽn đường nước tiểu xuống bàng quang, gây bí tiểu tiện và đặc biệt nguy hiểm là làm giãn bể thận dẫn tới suy giảm chức năng thận, để lâu ngày sẽ suy thận và phải chạy thận nhân tạo.

source: https://jablonec-krkonose.com/

Xem thêm các bài viết về Sức Khỏe: https://jablonec-krkonose.com/category/suc-khoe/